Gao ruoi kien quoc san vat cua hai phong

Lợi ích của nông nghiệp hữu cơ thể hiện sự bền vững

Adminstrator Lượt xem 1223 Cỡ chữ

Nông nghiệp hữu cơ coi trọng tác động trung và dài hạn của các hoạt động nông nghiệp đối với hệ sinh thái. Mục đích của nông nghiệp hữu cơ nhằm sản xuất thực phẩm có chất lượng, an toàn trong khi thiết lập một sự cân bằng sinh thái để bảo vệ độ màu mỡ của đất hoặc ngăn ngừa các vấn đề dịch hại. Nông nghiệp hữu cơ áp dụng phương pháp phòng ngừa để duy trì sự bền vững hơn là xử lý các vấn đề nảy sinh.
 Tính bền vững xã hội

- Tôn trọng bản chất truyền thống: tính chất nông nghiệphữu cơ đánh giá việc sử dụng các loài bản địa và kiến thức
truyền thống.
- Sự tham gia của nông dân vào sáng tạo và nghiên cứu sản xuất hữu cơ có nghĩa là thử nghiệm các kỹ thuật mới, giới thiệu những ý tưởng và giải pháp mới, đưa ra các lựa chọn thích hợp. Điều này chỉ có thể đạt được thông qua sự tham gia của nông dân trong thử nghiệm và ứng dụng của họ. Hợp phần nghiên cứu tại trang trại nông nghiệp hữu cơ có thể hỗ trợ cộng đồng nông thôn và tạo ra những kiến thức mới đem lại lợi ích cho tất cả nông dân.
- Tôn trọng quyền của người lao động và điều kiện làm việc (nhà ở thích hợp, tiền lương công bằng...).
- Góp phần cải thiện quyền của phụ nữ, phân bổ lao động Tính bền vững xã hội còn thể hiện ở sự công bằng giữa vàtrong các thế hệ với nhau. Nông nghiệp hữu cơ phúc lợi xã hội bằng cách giảm thiệt hại về đất trồng trọt, ô nhiễm nước, xói mòn đa dạng sinh học, phát thải khí nhà kính,
tổn thất thực phẩm và ngộ độc thuốc trừ sâu. Nông nghiệp hữu cơ dựa trên kiến thức và văn hóa truyền thống. Các phương pháp canh tác của nó phát triển để phù hợp với môi trường
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ tạo ra tính bền vững về kinh tế trên cơ sở sự đa dạng của cây được trồng và vật được nuôi
| - Giảm rủi ro từ biến đổi khí hậu, năng suất thấp và lợi nhuận thấp từ các loại cây độc canh.


Đóng góp vào địa phương, đáp ứng các khó khăn và cơ hội về kinh tế - xã hội và điều kiện tự nhiên đặc biệt. Bằng cách sử dụng nguồn lực địa phương, kiến thức địa phương, kết nối giữa nông dân, người tiêu dùng và thị trường, điều kiện kinh tế và sự phát triển khu vực có thể được cải thiện. Nông nghiệp hữu cơ nhấn mạnh việc đa dạng hóa và quản lý sự thích ứng để tăng năng suất nông trại, giảm vấn đề dễ tổn thương do thời tiết, và do đó cải thiện an ninh lương thực, với lương thực mà nông dân tự sản xuất hoặc nguồn thu nhập từ các sản phẩm họ bán.
Tính bền vững kinh tế tạo ra những điều kiện thuận lợi sau:

- Giảm rủi ro đồng thời về sản lượng thấp cho tất cả các cây trồng và vật nuôi, góp phần đảm bảo an toàn lương thực và ổn định lương thực có sẵn để tiêu dùng.
- Tăng nhu cầu tiêu dùng cho các sản phẩm hữu cơ.
- Ưu đãi về giá trong các sản phẩm hữu cơ dẫn đến thu nhập từ nông trại cao hơn. Nông nghiệp hữu cơ tạo ra 30% việc làm ở khu vực nông thôn và lao động đạt được lợi nhuận cao hơn trên mỗi đơn vị đầu vào lao động. Bằng cách sử dụng các nguồn lực địa phương tốt hơn, nông nghiệp hữu cơ tạo thuận lợi cho các nông hộ nhỏ tiếp cận thị trường và do đó tạo thu nhập; và tái định cư sản xuất thực phẩm ở các khu vực bị giới hạn thị trường. Nhìn chung, sản lượng hữu cơ thấp hơn 20% so với các hệ thống đầu vào cao ở các nước phát triển nhưng có thể lên đến 180% so với các hệ thống đầu vào thấp ở các khu vực khô cằn và bán khô cằn. Chi phí vận hành (hạt giống, thuê, sửa chữa và lao động) trong nông nghiệp hữu cơ thấp hơn đáng kể so với sản xuất thông thường, từ 50 - 60% đối với ngũ cốc và đậu, đến 20 - 25% đối với bò sữa và 10 - 20% đối với sản phẩm làm vườn. Điều này là do chi phí đầu vào thấp hơn đối với đầu vào tổng hợp, chi phí tưới tiêu thấp và chi phí chi trả lao động bao gồm cả lao động gia đình và người lao động được thuê. Tuy nhiên, tổng chi phí chỉ thấp hơn một chút so với thông thường, vì chi phí cố định